Đạm thủy phân từ men bia
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Đạm thủy phân từ men bia là gì?
Đạm thủy phân từ men bia có tên quốc tế là Protein hydrolyzates và có công thức phân tử là C29H29N3O3S. Đạm thủy phân từ men bia là chất thu được từ quá trình thủy phân axit, kiềm hoặc enzyme của saccharomyces cerevisiae, kết quả thu được bao gồm chủ yếu là axit amin, peptide và protein. Đạm thủy phân từ men bia có thể chứa các tạp chất chủ yếu là carbohydrate và lipid cùng với một lượng nhỏ các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học.

Điều chế sản xuất đạm thủy phân từ men bia
Thành phần và chất lượng của đạm men bia
Men bia được lên men để thu được sinh khối có giá trị tức có thể được sử dụng làm nguồn protein. Thông thường, hàm lượng protein của tế bào men bia có thể chiếm 40% - 60% trọng lượng khô. Dưới tác dụng của việc chuẩn bị hoặc chế biến thực phẩm, phần phi protein trong tế bào men bia được loại bỏ hoặc loại bỏ một phần, để có thể thu được các sản phẩm của protein men bia với số lượng lớn. Tóm lại, những protein men bia này chứa nhiều axit amin và cũng có một lượng nhỏ khoáng chất, lipid.
Sản xuất đạm men bia thủy phân
Việc sản xuất đạm men bia là một cách khả thi để giải quyết thách thức về sự gia tăng đáng kể nhu cầu protein trên toàn thế giới. Việc gia tăng sinh khối men bia và cô đặc protein bằng cách lên men chất thải nông nghiệp là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để sản xuất protein men bia nhờ tỷ lệ tái sản xuất cao và hiệu suất cao.

Phương pháp xử lý dòng chảy thủy nhiệt liên tục được gọi là “thủy phân nhanh” đã được triển khai để thu hồi protein và xử lý nấm men. Thức ăn thừa chứa 1-15% trọng lượng men được thủy phân ở nhiệt độ từ 160 đến 280°C trong thời gian lưu rất ngắn 10 ± 2 giây. Sử dụng 10% trọng lượng men bia ở 240°C, 66.5% carbon, 70.4% nitơ và 61% sinh khối men bia tổng thể được hòa tan trong dịch thủy phân lỏng. Dịch thủy phân lỏng có 63.1% axit amin được phân tích trong thức ăn lên men được thử nghiệm làm chất dinh dưỡng để nuôi cấy vi khuẩn E. coli trong lò phản ứng sinh học. Nồng độ E. coli ở trạng thái ổn định lần lượt là 1,18 g/L và 0,93 g/l khi sử dụng dịch thủy phân lỏng và chiết xuất men bia thương mại. Từ đó có thể nghĩ rằng đạm thủy phân từ men bia có thể sử dụng cho quá trình phát triển của sinh vật.
Cơ chế hoạt động
Men bia là các vi sinh vật đơn bào được sử dụng chủ yếu trong dinh dưỡng vì tác dụng có lợi của chúng nhờ vào các thành phần tế bào và các hợp chất hoạt tính sinh học do chúng tạo ra, trong đó có mannan, β-glucans, nucleotides, mannan oligosacarides và các loại khác. Các tác dụng có lợi của đạm thủy phân từ men bia là khả năng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi và giảm sự xâm nhập của mầm bệnh. Mặc dù việc sử dụng tế bào men bia sống làm chế phẩm sinh học trong thực phẩm chăn nuôi gia cầm đã được xem xét nhưng lại có ít thông tin về các sản phẩm có nguồn gốc từ men bia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực cần được nghiên cứu để hiểu rõ hơn và tháo gỡ bí mật về những tác động cũng như cơ chế hoạt động của đạm men bia thủy phân.

Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Cordycepin là gì?
Cordycepin là một dược chất có cấu trúc gồm nhân purin liên kết với đường ribofuranose bằng liên kết β – N9 – glucosid, công thức phân tử là C10H13N5O3 và danh pháp khoa học là 9-(3-deoxy-β-D ribofuranosyl) adenin. Theo nghiên cứu khoa học, Cordycepin có màu vàng nhạt, tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn và virus.

Hoạt chất Cordycepin được tìm thấy ở nhiều loài nấm khác nhau, nhưng chủ yếu được nhắc đến trong đông trùng hạ thảo. Cordycepin có cấu trúc hóa học tương tự Adenosine - một loại nucleoside tham gia cấu tạo nên RNA, tuy nhiên chỉ khác là ở vị trí 3’ của Cordycepin là deoxy(-H) còn Adenosine là hydroxyl(–OH). Nhờ đó, Cordycepin có thể can thiệp vào nhiều quá trình sinh hóa và phân tử khác nhau trong tế bào, như ức chế con đường sinh tổng hợp purin, gây kết thúc sớm quá trình phiên mã (do Cordycepin không có nhóm -OH ở vị trí 3′, đóng vai trò quan trọng trong kéo dài mạch RNA); đồng thời can thiệp vào con đường truyền tín hiệu mTOR, gây ức chế quá trình dịch mã, ức chế tăng sinh và phát triển tế bào, giúp ngăn ngừa ung thư.
Cordycepin được đánh giá là một hoạt chất có hoạt tính chống lại ung thư mạnh mẽ trong số các hợp chất chống ung thư tự nhiên. Điều này được nghiên cứu khá kỹ trong nhiều loại ung thư, điển hình như u thần kinh đệm, ung thư miệng, vú, phổi, ung thư biểu mô tế bào gan, bàng quang, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, tinh hoàn, ung thư tế bào hắc tố và ung thư tế bào máu thông qua khả năng điều chỉnh nhiều con đường tín hiệu liên quan đến sự tăng sinh tế bào, khả năng sống của tế bào, tế bào chết theo chương trình (apoptosis), sự xâm lấn (invasion), sự di căn (metastasis), sự hình thành mạch máu (angiogenesis) và miễn dịch ung thư.
Bên cạnh đó, Cordycepin còn cho thấy khả năng giúp chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim mạch, trị hen suyễn, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, chống loãng xương, chống trầm cảm, xơ mô kẽ thận, bảo vệ da và kháng virus…
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng nhiều bài báo cũng đã cho thấy Cordycepin có thể gây độc (thử nghiệm trên chuột) đối với ngay cả các tế bào hồng cầu khỏe mạnh; làm suy yếu gan và thận; dễ mất hoạt tính dưới điều kiện acid dạ dày; thời gian bán hủy ngắn và dễ bị đào thải nhanh chóng,... Tất cả những điều này ngụ ý rằng Cordycepin có thể không thực sự đem lại hiệu quả nếu được hấp thụ thông qua đường uống.

Điều chế sản xuất Cordycepin
Cordycepin là nucleoside được phân lập từ đông trùng hạ thảo. Đây là một chất kháng sinh chỉ có trong tự nhiên và không thể bào chế được nên mang nhiều lợi thế hơn kháng sinh nhân tạo vì kháng sinh nhân tạo thường sẽ để lại tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
Cơ chế hoạt động của Cordycepin
Theo nghiên cứu cho thấy, Cordycepin là dược chất quý hiếm trong y học, có khả năng cản trở sự sản sinh của các RNA - hoạt chất liên quan trực tiếp gây ra bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, dược chất Cordycepin còn ức chế sự tổng hợp các nucleic acid của tế bào u bướu, ngăn chặn quá trình hình thành GMP, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Biosaccha-Ride Gum-1 là gì?
Biosaccharide gum-1 là một loại anion polysaccharide được được từ quá trình lên men vi sinh, cấu trúc mạch dài gồm L-fucose, D-galactose, axit galacturonic.
Biosaccharide gum-1 giàu chất fucose nên có khả năng tham gia điều chỉnh tính nhạy cảm của da. Biosaccharide gum-1 có ái lực đặc biệt với keratinocytes nên góp phần điều chỉnh các thông điệp tế bào thông qua các thụ thể màng của keratinocytes.

Ngoài ra, Biosaccharide gum-1 còn có khả năng điều chỉnh cơ chế ngoại di truyền nhờ sự kích thích của sirtuins-1 - loại enzyme chống lão hóa da, dưỡng ẩm, giúp làm dịu da.
Điều chế sản xuất
Biosaccharide Gum-1 là thành phần được tạo ra từ sorbitol (một phân tử đường) thông qua quá trình lên men.
Cơ chế hoạt động
Biosaccharide Gum-1 hoạt động bằng cách liên kết nước với lớp biểu bì, từ đó tạo ra một lớp màng liên kết độ ẩm trên da. Cơ chế này giúp mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng cho làn da.
Bên cạnh đó, Biosaccharide Gum-1 còn được cho là có chức năng như một chất chống kích ứng.
Caprylic/Capric Triglyceride là gì?
Caprylic/Caprylic triglyceride là một thành phần được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và xà phòng. Nó là sản phẩm từ sự kết hợp dầu dừa và glycerin.
Có thể thay thế tự nhiên cho các chất làm mềm và chất tăng cường kết cấu khác nên Caprylic/Caprylic triglyceride thường được nhà sản xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm sạch.

Caprylic/Capric Triglycerides cũng có tác dụng của một chất chống oxy hóa nên được ứng dụng làm chất bảo quản trong một số sản phẩm nhằm giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Do đó, từ lâu chất này đã trở thành chọn lựa hoàn hảo để thay thế cho những chất bảo quản khác.
Trừ những người đã được xác định dị ứng với Caprylic/Caprylic triglyceride, còn lại thì thành phần này phù hợp với tất cả mọi người.
Điều chế sản xuất Caprylic/Capric Triglyceride
Để chiết xuất Caprylic/Caprylic triglyceride, người ta thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất dùng phương pháp xà phòng hóa (tức là dùng xà phòng) để tách nhóm glycerol khỏi các axit béo. Nhóm glycerol này tiếp tục phản ứng lại với các axit béo khác để tạo ra một hợp chất mới mà chúng ta gọi là xà phòng.
Ngoài ra, còn có thể tách glycerol khỏi các axit béo thông qua quá trình thủy phân hơi nước: Sử dụng nhiệt độ và áp suất mạnh để phá vỡ phân tử triglyceride.

Bước thứ hai là trải qua quá trình este hóa để hình thành được dầu tinh khiết chứa caprylic từ xà phòng, phải để tách hẳn glycerol ra khỏi toàn bộ axit béo như axit lauric (49%), axit myristic (18%), axit palmitic (8%), axit caprylic (8%), axit capric ( 7%), axit oleic (6%), axit linoleic (2%) và axit stearic (2%).
Tóm lại, quá trình thu Caprylic (Capric Triglyceride) chính là việc tách nhập nhiều lần axit béo với nhóm glycerol rồi cuối cùng trải qua quá trình este hóa.
Ceramide là gì?
Ceramide được biết đến là một trong ba loại lipid tham gia cấu tạo lớp màng trên bề mặt da. Chất này chiếm 40-50% lipid ở lớp ngoài cùng của da – còn gọi là lớp sừng (số % còn lại là cholesterol và các acid béo tự do).
Có vai trò thiết yếu đảm bảo khả năng hoạt động của hàng rào bảo vệ da (lớp màng Hydrolipid) và duy trì độ ẩm cần thiết của da, Ceramide có thể nói là một trong những thành phần quan trọng quyết định đến vẻ đẹp của làn da.

Tham gia cấu tạo làn da, tuy nhiên Ceramide theo thời gian sẽ mất dần đi. Bên cạnh đó, tuổi tác cùng những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời cũng khiến sự sản sinh ceramide tự nhiên trên da bị giảm sút. Hậu quả là làn da chúng ta mất nước và độ ẩm trở nên khô hơn, nếp nhăn xuất hiện, kích ứng hoặc mẩn đỏ. Sử dụng ceramide trong chăm sóc da thời điểm này để khôi phục đáng kể lượng ceramide bị giảm sút.
Cơ chế hoạt động của Ceramide
Khi chúng ta dùng sản phẩm bôi ngoài da, Ceramide sẽ bắt chước các chất béo có trong da, nhanh chóng hấp thụ vào bề mặt da, lấp đầy những “vết nứt” do thiếu hụt. Ceramide hoạt động ở lớp da trên cùng (lớp biểu bì), đồng hành cùng hàng rào bảo vệ da.
Mọi loại da đều có thể phù hợp để sử dụng sản phẩm có chứa Ceramide.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Glycol Distearate là gì?
Glycol Distearate là một diester, sản phẩm kết hợp giữa ethylen glycol và acid stearic. Hóa chất này có màu trắng, mùi tự nhiên không tan trong nước, phân tán trong nước và dầu, có chỉ số HLB là 5-6.
Trong công thức mỹ phẩm, Glycol Distearate có khả năng tạo bọt nên thường được dùng sản xuất dầu gội, xà phòng, nước rửa tay, sữa tắm… Glycol Distearate đã được kiểm định và chấp thuận bởi CIR vì khả năng thích ứng và nhạy cảm với da rất thấp.

Điều chế sản xuất Glycol Distearate
Glycol Distearate có thể được tìm thấy từ nguồn động vật hoặc các nguồn thực vật như dầu đậu nành, dầu colano. Hóa chất này cũng có thể được sản xuất tổng hợp từ quá trình diester giữa axit stearic acid béo. Glycol Distearate là diester của ethylene glycol và stearic acid.
Dipotassium phosphate là gì?
Kali photphat (K2HPO4) (cũng là kali hydro orthophotphat; kali photphat dibasic) là hợp chất vô cơ có công thức K2HPO4. (H2O) x (x = 0, 3, 6). Cùng với monokali photphat (KH2PO4. (H2O) x), nó thường được sử dụng làm phân bón, phụ gia thực phẩm và chất đệm. Nó là một chất rắn màu trắng hoặc không màu có thể hòa tan trong nước.
Tính chất hóa học của Dipotassium Phosphate - K2HPO4
Dipotassium Phosphate phản ứng với hydro clorua tạo thành axit photphoric và kali clorua. Phương trình hóa học được đưa ra dưới đây.
K2HPO4 + 2HCl → 2KCl + H3PO4
Dipotassium Phosphate phản ứng với một bazơ như natri hydroxit tạo thành dinatri hydro photphat và nước.
3K2HPO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2K3PO4 + 2H2O
Công thức hóa học của Dipotassium phosphate
Điều chế sản xuất Dipotassium phosphate
Với tình trạng thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, Phương pháp sản xuất dipotassium hydrogen phosphate chủ yếu chứa chất trung hòa, muối của phương pháp trùn quế.
Trung hòa là kali hydroxit rắn được tạo thành dung dịch nước 30%, thêm từ từ dung dịch axit photphoric thích hợp (hàm lượng axit photpho là 50%), ở 90 ~ 100 ℃, thực hiện phản ứng trung hòa, chất chỉ thị (được thực hiện chỉ cho đến khi đỏ thấm với phenolphtalein, pH 8,5 ~ 9,0; được đun nóng đến 120 ~ 124 ℃ và cô đặc, sau đó loại bỏ bằng bộ lọc các chất không tan. Dịch lọc trong qua được làm lạnh để kết tinh dưới 20 ℃, sau đó qua ly tâm, làm khô, tạo thành thành phẩm là dipotassium hydro phosphate.
Quy trình quay trở lại; phương trình nguyên lý phản ứng của nó là: H3PO4+ 2KOH → K2HPO4+ 2H2O. Hoặc nó được sản xuất thương mại bằng cách trung hòa một phần axit photphoric với hai chất tương đương của kali clorua: H3PO4 + 2 KCl → K2HPO4 + 2 HCl.
Cơ chế hoạt động
Dipotassium phosphate cũng được sử dụng để tạo ra các dung dịch đệm và nó được sử dụng trong sản xuất agar đậu nành trypticase được sử dụng để tạo ra các đĩa thạch để nuôi cấy vi khuẩn.
Carrageenan là gì?
Carrageenan được chiết xuất từ loại tảo đỏ có nguồn gốc từ Ireland, mọc dọc theo bờ biển Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Island. Là chất tạo gel, tạo đặc, carrageenan được chiết xuất bằng nước nóng dưới điều kiện khá kiềm, sau đó cho kết tủa/cô đặc.

Carrageenan có những đặc tính sau đây:
-
Có màu hơi vàng, màu nâu vàng nhạt hay màu trắng. Carrageenan tồn tại ở dạng bột thô, bột mịn và gần như không mùi.
-
Không tan trong ethanol nhưng carrageenan tan được trong nước ở nhiệt độ khoảng 80oC. Khi tan, carrageenan tạo thành một dung dịch sệt/dung dịch màu trắng đục có tính chảy. Lúc đầu, nếu được làm ẩm với cồn, glycerol, hay dung dịch bão hòa glucose và sucrose trong nước, carrageenan sẽ được phân tán dễ dàng trong nước hơn.
-
Tùy thuộc vào loại carrageenan, khối lượng phân tử, nhiệt độ, các ion có mặt và hàm lượng carrageenan mà độ nhớt của dung dịch sẽ khác nhau. Tuy nhiên, độ nhớt của Carrageenan sẽ tỉ lệ thuận với hàm lượng.
-
Carrageenantương tác được với nhiều loại gum - nhất là loại locust bean gum. Tùy hàm lượng, nó sẽ có tác dụng làm tăng độ nhớt, độ bền, độ đàn hồi của gel. Carrageenan sẽ làm tăng độ bền gel của guar gum nếu ở hàm lượng cao và ngược lại, nếu hàm lượng thấp thì chỉ làm tăng độ nhớt.
-
Khi carrageenan được cho vào những dung dịch của gum ghatti, alginate và pectin nó sẽ làm giảm độ nhớt của các dung dịch này.
Carrageenan trong thương mại gồm 3 loại sau:
-
Dạng kappa tạo nên sợi gel cứng do chứa ion kali; dạng này phản ứng với các protein sữa. Chủ yếu có nguồn gốc từ Kappaphycus alvarezii.
-
Các dạng iota tạo nên sợi gel mềm do các ion calci. Chủ yếu có nguồn gốc từ Eucheuma denticulatum.
-
Dạng lambda không tạo gel, chủ yếu làm chất làm dày trong sữa. Nguồn chủ yếu là từ Gigartina.
Trong thực phẩm, carrageenan là phụ gia quen thuộc E407 (hoặc E407a đối với “processed eucheuma seaweed”).
Điều chế sản xuất carrageenan
Carrageenan được thu nhận bằng cách chiết từ tảo biển bằng nước/dung dịch kiềm loãng. Carrageenan được thu lại bằng sự kết tủa bởi cồn, sấy thùng quay, hay kết tủa trong dung dịch KCl và sau đó làm lạnh. Methanol, ethanol và isopropanol là loại cồn được sử dụng trong suốt quá trình thu nhận và tinh sạch carrageenan.
Sản phẩm có thể chứa đường nhằm mục đích chuẩn hóa, chứa muối để thu được cấu trúc gel đặc trưng hay tính năng tạo đặc.

Cơ chế hoạt động của carrageenan
Carrageenan chứa các hóa chất có thể làm giảm bài tiết dạ dày và ruột. Một lượng lớn carrageenan kéo nước vào ruột, và điều này có thể giải thích tại sao nó có công dụng như thuốc nhuận tràng. Carrageenan cũng có thể làm giảm đau và sưng.
Carrageenan là các polysaccharide tạo bởi các chuỗi lặp lại của các đơn vị galactose và 3,6 anhydrogalactose (3,6-AG), cả dạng sulfat hóa và không sulfat hóa. Các đơn vị này tham gia các liên kết α-1,3 và β-1,4 glycosid.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
Cinnamaldehyde là gì?
Cinnamaldehyde còn được gọi là Aldehyde cinnamic; 3-phenyl-2-propan; Anđehit cinnamyl; Phenylalacrolein; quế chi và trans-cinnamaldehyde. Đây là thành phần có trong vỏ của cây quế (Cinnamomum zeylanicum), xuất xứ từ Sri Lanka và Ấn Độ và được trồng ở Brazil, Jamaica và Mauritius. Cinnamaldehyde cũng được tìm thấy trong các thành viên khác của loài Cinnamomum bao gồm cả cây cassia và long não.

Có công thức hóa học là C6H5CH = CHCHO, Cinnamaldehyde là một hợp chất hữu cơ xuất hiện tự nhiên chủ yếu là đồng phân trans (E), mang lại hương vị và mùi cho quế.
Đây là một Phenylpropanoid được tổng hợp tự nhiên bằng con đường sinh tổng hợp Shikimat, tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, màu vàng nhạt. Tinh dầu của vỏ quế chứa khoảng 90% là Cinnamaldehyde.
Công thức phân tử của Cinnamaldehyde được xác định vào năm 1834 bởi các nhà hóa học người Pháp Jean Baptiste André Dumas (1800–1884) và Eugène Melchior Péligot (1811–1890) và mặc dù công thức cấu trúc của nó chỉ được giải mã vào năm 1866 bởi nhà hóa học người Đức Emil Erlenmeyer (1825– Năm 1909).
Điều chế sản xuất
Có nhiều cách để điều chế Cinnamaldehyde. Thành phần này được điều chế thương mại bằng cách xử lý vỏ cây Cinnamomum zeylanicum với hơi nước. Anđehit hòa tan trong hơi nước, sau đó Cinnamaldehyde được chiết xuất khi hơi nước nguội đi và ngưng tụ lại để tạo thành nước lạnh, trong đó hợp chất ít hòa tan hơn nhiều.
Cinnamaldehyde cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho phản ứng giữa Benzaldehyde (C6H5CHO) với Acetaldehyde (CH3CHO). Hai hợp chất ngưng tụ sau khi loại bỏ nước để tạo thành Cinnamaldhyde.
Năm 1834, Cinnamaldehyde được phân lập từ tinh dầu quế bởi Jean-Baptiste Dumas và Eugène-Melchior Péligot và được nhà hóa học người Ý Luigi Chiozza tổng hợp trong phòng thí nghiệm vào năm 1854.
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Nhưng để đạt thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chưng cất hơi nước, còn với công nghệ chiết xuất qua dung môi chỉ đạt được 62 % đến 73 % tỉ lệ Cinnamaldehyde.
Cơ chế hoạt động
Nhiều dẫn xuất của Cinnamaldehyde có ích về mặt thương mại. Rượu Dihydrocinnamyl, xuất hiện tự nhiên nhưng được sản xuất bằng cách hydro hóa gấp đôi Cinnamaldehyd, được sử dụng để tạo ra mùi thơm của lục bình và hoa cà. Rượu Cinnamyl cũng tương tự và có mùi của hoa cà, có thể được sản xuất bắt đầu từ Cinnamaldehyd. Dihydrocinnamaldehyd được tạo ra bởi quá trình hydro hóa chọn lọc của tiểu đơn vị kiềm.
Choline là gì?
Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, có dạng hợp chất phosphatidycholine nên được tìm thấy trong những thực phẩm chứa chất béo. Choline không phải vitamin hay khoáng chất nhưng có liên quan đến các vitamin khác, cụ thể là folate và phức hợp vitamin B.
Trong cơ thể, choline là một vi chất thiết yếu cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể (hệ thống thần kinh, nội tiết, tiêu hóa và sinh sản,...), đặc biệt là chức năng não cũng như giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường.

Choline được sử dụng để tạo ra DNA, hỗ trợ tín hiệu thần kinh và giải độc. Nó cũng giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp. Giữ vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt choline sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe toàn diện. Dấu hiệu để một người nhận biết cơ thể đang có sự thiếu hụt choline bao gồm:
-
Mệt mỏi, mức năng lượng thấp;
-
Mất trí nhớ;
-
Suy giảm nhận thức;
-
Năng suất học tập kém;
-
Đau cơ;
-
Tổn thương thần kinh;
-
Thay đổi tâm trạng.
Cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất choline nhưng là không đủ, thậm chí nhiều người đã bổ sung choline trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm giàu choline, tuy nhiên hàm lượng vẫn không đủ đáp ứng khuyến cáo hàng ngày. Điều này xuất phát từ việc một số choline không dễ dàng được hấp thụ. Do đó, ngoài thực phẩm, chúng ta có thể bổ sung choline qua các chế phẩm thực phẩm chức năng chứa choline.
Hiện vẫn chưa có con số chính xác cho biết nên dùng bao nhiêu choline mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia hầu hết đều đồng ý với số lượng dưới đây là đủ để tạo ra lợi ích tối ưu mà không gây hại:
-
Trẻ sơ sinh: 125–150mg;
-
Trẻ em tuổi từ 1-8: 150–250mg;
-
Thiếu niên tuổi từ 8-13: 250–375mg;
-
Nữ giới trên 14 tuổi: 425–550mg;
-
Nam giới trên 14 tuổi: 550mg;
-
Phụ nữ có thai: 450–550mg;
-
Phụ nữ đang cho con bú: 550mg.
Những loại thực phẩm sau đây cung cấp hàm lượng choline cao nhất, đồng thời còn có nhiều chất dinh dưỡng khác: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, đậu xanh, đậu nành, trứng, thịt bò, gà tây, ức gà, súp lơ, sữa dê, cải Brussels…

Một số báo cáo cho thấy, choline trong thực phẩm khó được cơ thể hấp thu ngay cả khi ăn chế độ thực phẩm đa dạng. Một số người dù đã tích cực bổ sung choline qua thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu choline, nhất là với người bị tổn thương gan, uống nhiều rượu bia hay béo phì, đái tháo đường.
Lúc này, bạn có thể choline bằng thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thu choline hơn.
B-White là gì?
B-White là hợp chất bao gồm nhiều chất hóa học bao gồm: Purifiled water, niacinamide, glycerin, boron nitride, cetearyl alcohol, ceteareth-2, ceteareth 25, glycyrthlza glabra extract, butyrospermum parkii argania spinosa kenerol, persea gratissima oil, glycolic acid, polysorbate 80, allantoin, alpha arbutin...
B-White là một nguyên liệu mỹ phẩm giúp trắng da có khả năng ức chế quá trình tăng sinh hắc sắc tố melanin của tế bào. Từ đó những sản phẩm chứa B-White giúp cải thiện các vùng da bị đen sạm, sẫm màu, làn da kém sắc.
Trong hoạt chất trắng da B-White có chứa hai hoạt chất liên quan sự hình thành sắc tố là arbutin và albatin. Hai chất trên giúp ngăn chặn đồng thời điều chỉnh các hắc sắc tố ở tầng biểu bì của da nên làm sáng, đều màu các vùng da bị đen sạm, tối màu, và dưỡng trắng da.
Nguyên liệu mỹ phẩm, hoạt chất trắng da B-White có khả năng ức chế trung tâm hoạt động MITF - nơi điều khiển ezyme Tyrosinase sản sinh ra sắc tố tối màu melanin để từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám, tàn nhang và sạm da, da tối màu,…
Điều chế sản xuất B-White thế nào?
Nguyên liệu mỹ phẩm trắng B-White này có thể làm được điều nhờ vào công nghệ siêu thẩm thấu Ecogel. Ecogel là công nghệ đã đạt được chứng chỉ Ecocert với ưu điểm nổi bật là làm tăng khả năng thâm nhập và dẫn truyền các hoạt chất này vào sâu trong các tế bào da nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của sản phẩm một cách ưu việt, nhanh chóng và rõ rệt.
Cơ chế hoạt động B-White ra sao?
Ta biết rằng sự thâm, sậm, tăng sức tố da liên quan đến một chất có tên gọi melanin hiện diện trên da. Quá trình hình thành chất này được miêu tả cụ thể như sau. Ban đầu enzyme Tyrosinase chuyển Tyrosin thành Melanin. Sự tổng hợp Melanin tạo ra sắc tố da. Và các hạt sắc tố được vận chuyển đến các tế bào sừng dọc theo các tua. Bên trong các tế bào sừng, Melanin lắng đọng thành các chắn bao quanh nhân của tế bào. Tại đây, Melanin được xem như là một chắn hấp thụ và phản chiếu tia UV. Do đó, DNA trong các tế bào da được bảo vệ dưới sự chống tia UV hiệu quả nhất. Từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám da, đen sạm da, da tối màu,…
Ức chế trung tâm hoạt động MITF: MITF được xem như yếu tố gốc rễ của nguyên nhân gây sạm da, đen da.
Ức chế Enzyme Tyrosinase dẫn đến việc giảm sự sinh ra của tế bào Melanosome hay còn gọi là tế bào biểu bì hắc tố.Kéo theo đó là sự giảm sản sinh ra sắc tố tối màu Melanin.

Sản phẩm liên quan











